Tên bài: The Dreamweaver
Bài: David Stout (http://wordhanoi.com)
Ảnh: Aaron Joel Santos
Mình đã xin phép tác giả dịch bài này ra tiếng Việt. Bạn nào muốn đọc bản tiếng Anh, xin vui lòng download tại đây (cả quyển tạp chí, khoảng 25MB) hoặc đây (chỉ riêng trang viết về mình, khoảng 1MB).
Người dệt mộng
“Hà Nội trong tiểu thuyết của tôi thật như chính thành phố hiện nay” – Trần Thu Trang, cây bút viết tiểu thuyết lãng mạn nổi tiếng toàn quốc, nói – “Tôi nghĩ đây là thành phố của tình yêu.”
Trong những câu chuyện của Trang, những địa điểm lãng mạn có thực của Hà Nội không trở thành bối cảnh mà thay vào đó là những ngõ nhỏ và những quán cà phê vô danh. Giữa không gian duyên dáng ấy, các nhân vật rong chơi và rồi bị cuốn vào một mớ bòng bong tình cảm cá nhân. Đừng có hỏi Trang rằng cô viết về quán nào và ngõ nào, chuyện này là bí mật.
Trang bắt đầu viết từ hồi học cấp 3, sau khi một người bạn có bài đăng trên tập san tuổi học trò. Với lòng ghen tị làm động lực, cô bắt đầu viết và gửi những sáng tác của mình cho các toà soạn. Giờ đây, những tác phẩm ăn khách của tác giả 29 tuổi này đã được xuất bản, đầu tiên là trên mạng, sau đó là ra sách. Tiểu thuyết của cô thường có bối cảnh ở Hà Nội và luôn kết thúc có hậu.
“Phụ nữ trẻ là những người mơ mộng” – Trang nói – “Không người nào muốn đọc một cái kết buồn… Tôi không dám viết (kết buồn), tôi sợ sẽ chả ai mua sách.”
Nhưng để luôn viết về những người cuối cùng được sống hạnh phúc bên nhau đến trọn đời, Trang buộc phải nhìn vào một điều: làm phụ nữ Việt Nam – hay cụ thể hơn là phụ nữ Hà Nội – nghĩa là thế nào. Vì lẽ đó, cô có thể viết ra những câu chuyện làm vợi bớt những nhọc nhằn hiện tại của người đọc.
Cô bảo: “Tôi tạo ra một thế giới khác trong truyện của mình để mọi người tạm quên đi thực tại. Trong thế giới ấy, tôi có thể làm những gì tôi và những phụ nữ khác mơ ước được làm trong đời thật”. Mặc dù toàn viết về tình yêu, Trang lại nói là vào thời điểm này cô thích độc thân, vì nó phù hợp hơn với công việc của cô.
Sự cô đơn đã giúp Trang tạo dựng một sự nghiệp vững vàng. Nếu kết hôn từ năm 22, 23 tuổi, tâm trí cô đã phải dành hết cho gia đình chứ không thể theo đuổi nguyện vọng văn chương. Theo Trang, phần đông nhà văn Việt Nam sống độc thân hoặc đã chia tay. Cô lý giải rằng nỗi cô độc sẽ khiến cảm nhận của bạn trở nên sâu đậm hơn.
“Khi tôi 25 tuổi và bảo với mẹ tôi rằng tôi không muốn lấy chồng, bà cười vào mặt tôi. Bà nổi giận với tôi vì không thể tưởng tượng một người phụ nữ Việt Nam lại sống không chồng.” – Trang kể vậy.
Cô giải thích: Ở Việt Nam, đàn ông có nhiệm vụ lo những ‘việc lớn’, trong khi phụ nữ phải quán xuyến những ‘việc vặt’ thường ngày. Phụ nữ ở Hà Nội, cụ thể là những người vợ, phải dậy sớm trước để chuẩn bị bữa sáng cho chồng con và nhà chồng. Sau khi lo ăn uống cho cả nhà và đưa con đi học, chị phải đến chỗ làm, nơi mà chị sẽ ngồi cả ngày bên bàn và làm theo lệnh của sếp, những người thường là “một tay đàn ông khệnh khạng cứ nghĩ mình quan trọng lắm và luôn luôn đúng trong mọi trường hợp”. Sau cả ngày dài làm lụng, chị sẽ phải quay về nhà, lại nấu nướng, làm việc nhà, kèm con học và ‘chiến đấu’ với nhà chồng.
“Đàn ông Việt Nam thì ổn thôi” – cô thừa nhận. “Có lẽ họ giỏi trong một số việc, nhưng họ luôn nghĩ đến những chuyện kiểu như ai sẽ là tổng thống Mỹ hay đội nào sẽ vô địch cup C1… Họ có vẻ như quan tâm đến mọi thứ trừ chuyện trong nhà họ.”
Và ai biết đâu? Có lẽ, đến cuối ngày, sau khi đã lo hết những ‘việc vặt’ ở nhà và ở công sở, mẫu phụ nữ mà Trang miêu tả sẽ không ngại giở một cuốn truyện tình cảm ra, để thoát khỏi tất cả những thứ kia.
“Một nửa độc giả của tôi đã có gia đình, nửa còn lại thì sẽ cưới, thế nên họ muốn đọc về những nhân vật nam chính lý tưởng trong truyện của tôi để quên đi những điều đáng chán trong cuộc sống thực. Họ không thể quyết định đời họ nên phải tìm đến những cái kết có hậu trong tiểu thuyết.”
Tôi là phụ nữ không còn trẻ, thế nhưng tôi vẫn thích đọc Trần Thu Trang, thậm chí tôi còn rất thích đọc NNA.
Cuộc sống bây giờ “chán” thật. Tối hôm qua mới đi xem “Bi đừng sợ”, hiện thực xã hội bây giờ đó. Thả hồn vào sách cảm thấy nhẹ lòng hơn. Rất cám ơn những tác giả như bạn!
I always appreciate Trang’s down-to-earth thinking. This article proves my point of view once again.
I don’t think most of writers are single or divorced. Maybe the “young” ones are. However the range of “young” in Vietnam seems to be so wide. 29-year-old writer is considered young. 39-year-old is still called “young writer” by the press, too.
Tớ thích bài này. Không nhắc đến những thứ vớ vẩn nhàm chán như tại sao Trang lại chọn đưa văn lên mạng…
I like this article. It doesn;t mention the boring stuff such as why she chose to publish on the internet…
And the photo is also matched with the title and the article tone. I’ll surf The Word Hanoi site frequently.
Đọc đoạn này mình nhớ tới cảm nghĩ đầu tiên của mình khi đọc những phần đầu tiên của Truyện chưa có tên. Mình nghĩ nếu mình là nhà sản xuất phim, mình sẽ thích đầu tư vào Truyện chưa có tên lắm, vì mình sẽ ký được rất nhiều hợp đồng quảng cáo giày mũ áo nhà hàng hiệu thuốc.
(Bình luận này có ý khen ngợi đấy! Văn chương càng thực càng gần gũi, càng kinh tế và có tác dụng đối với đời sống).
Em thích đoạn này quá đi mất: “Ở Việt Nam, đàn ông có nhiệm vụ lo những ‘việc lớn’, trong khi phụ nữ phải quán xuyến những ‘việc vặt’ thường ngày. Phụ nữ ở Hà Nội, cụ thể là những người vợ, phải dậy sớm trước để chuẩn bị bữa sáng cho chồng con và nhà chồng. Sau khi lo ăn uống cho cả nhà và đưa con đi học, chị phải đến chỗ làm, nơi mà chị sẽ ngồi cả ngày bên bàn và làm theo lệnh của sếp, những người thường là “một tay đàn ông khệnh khạng cứ nghĩ mình quan trọng lắm và luôn luôn đúng trong mọi trường hợp”. Sau cả ngày dài làm lụng, chị sẽ phải quay về nhà, lại nấu nướng, làm việc nhà, kèm con học và ‘chiến đấu’ với nhà chồng.”
Và đọc đến đoạn cuối thì em hiểu tại sao em lại thích truyện của chị.
” Họ có vẻ như quan tâm đến mọi thứ trừ chuyện trong nhà họ” – Em thích câu này nhất ! Truyện của chị Trang cũng được em quan tâm nhiều nhất :).
“Đàn ông Việt Nam thì ổn thôi” – cô thừa nhận. “Có lẽ họ giỏi trong một số việc, nhưng họ luôn nghĩ đến những chuyện kiểu như ai sẽ là tổng thống Mỹ hay đội nào sẽ vô địch cup C1… Họ có vẻ như quan tâm đến mọi thứ trừ chuyện trong nhà họ.”
Em tâm đắc cái đoạn này thế, giống y như lão chồng em
Many thanks writer for very unique portrait of my friend!
Họ có vẻ như quan tâm đến mọi thứ trừ chuyện trong nhà họ
Em thích những nhân vật chính diện trong truyện của chi Trang. Thái Vân (PLNNA), Quỳnh (DHELN), Hoài Đan (CTCTY), Yên (TĐTC2N)… Họ “cá tính và thực sự nữ tính”.