Trần Thu Trang Rotating Header Image

July, 2019:

Hỏi đáp với Diều Hâu 8 – Con nói ngọng không phải do phong thuỷ

“Chị Diều Hâu thương mến,

Con trai em năm nay 5 tuổi nhưng nói ngọng khủng khiếp, ngọng đủ đường chị ạ. Khi con nói thì người lần đầu nghe sẽ không hiểu nổi một nửa, mà phải cần em hoặc chồng em ‘phiên dịch’. Ngay cả chồng em cũng mới hiểu được khoảng 80% lời con. Chị có biết thầy cô nào dạy chữa nói ngọng thì chỉ giúp em, để em đưa con đến, kẻo năm sau con vào lớp 1 mà thế này thì nguy quá…”

Chào em,

Chị rất tiếc phải thông báo với em rằng chị chẳng biết thầy cô nào dạy chữa nói ngọng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, chị biết một cô có thể giúp em soi rọi vấn đề nói ngọng dưới ánh sáng lý luận để nắm bắt nguyên nhân và tìm cách giải quyết, chính là cô Diều Hâu đây.

Trước hết, em hãy nghĩ về những người dân tộc thiểu số ở Sapa. Hẳn em cũng từng nghe nói nhiều người Dao hay H’Mong trên đó, nhất là đám trẻ con lít nhít, không sõi tiếng Kinh nhưng tiếng Anh thì làu làu, mà phát âm giọng English quốc tế kiểu đọc hello là hờ-lấu hẳn hoi chứ không phải Vietlish kiểu hello thành hê-lô đâu. Em có bao giờ tự hỏi tại sao không? Đơn giản vì (more…)

Vì tốt cho mày 17 (hết)

Trích dịch từ tác phẩm “Tao là vai ác” của Đả Tự Cơ N Hào (Trung Quốc)

“Chị Thục Phân, sao chị lại khóc?” – Một đám phụ nữ xung quanh xúm vào an ủi.

Khương Thục Phân nhận được lời an ủi chân thành của họ, không kìm được, kể ra nỗi khổ sở của bản thân.

“Chị bảo chị với anh Yến từ bé không cho con ăn đồ gì bên ngoài, chỉ ăn đồ nhà làm?”

“Chị bảo chị với anh Yến từ bé không cho con đi chơi công viên giải trí với vườn bách thú, chỉ cho nó đi học thêm?”

“Chị bảo con anh chị học ngành tài chính, kết quả bốn năm sau học xong, lại dỗ con về thi công chức?”

“Chị bảo anh chị ép con trai chia tay bạn gái?”

Mọi người xung quanh ngơ ngác nhìn nhau, nhìn Khương Thục Phân lúc này dường như vẫn còn muốn họ cùng vào hùa với bà chê trách con trai, tự dưng trật tự hẳn. (more…)

Vì tốt cho mày 16

Trích dịch từ tác phẩm “Tao là vai ác” của Đả Tự Cơ N Hào (Trung Quốc)

Tống Ba nói đến đoạn tâm đắc, có vẻ không phanh lại được, chỉ luôn về phía Yến Chử:

“Nào nào nào, A Chử, cậu nói cho đám ngẫn này nghe xem nào, cậu có thực sự cảm thấy họ đều vì tốt cho cậu không? Cậu cũng đừng nói dối, tôi biết tỏng rồi. Thời gian này cậu đăng ký cho họ một đống lớp học thêm hiểm hóc chính là để trả thù. Cậu muốn họ cũng nếm trải cảm giác khốn khổ khi bị buộc phải làm một số việc chứ gì.”

“Ly hôn với dì cậu, coi như Tống Ba tôi đuối lý, nhưng ngay dì cậu cũng chả muốn sống với tôi nữa. Mong cậu niệm tình tôi hôm nay giúp cậu lật mặt đám hamlon này, cũng niệm tình tôi còn là người bỏ tiền nuôi em họ cậu học đại học, mà giơ cao đánh khẽ, đừng gây khó dễ cho cái xưởng còi của tôi.” (more…)

Vì tốt cho mày 15

Trích dịch từ tác phẩm “Tao là vai ác” của Đả Tự Cơ N Hào (Trung Quốc)

Khương Thục Phân siết cái gối vải trên sofa. Hô xong câu ấy, bà tức tối đứng dậy, muốn đến bên em gái, lay lay cái đầu nó làm nó tỉnh ra tí.

Ly hôn là chuyện đơn giản như thế hay sao? Nó có nghĩ là, nếu ly hôn với Tống Ba, một phụ nữ ly hôn như nó nên làm gì bây giờ. Còn Tiểu Triết nữa, lập tức sẽ thành con cái của gia đình đơn thân, sẽ ảnh hưởng đến chuyện tìm hiểu đối tượng (kết hôn) sau này.

[Đoạn này tiếp tục tả suy nghĩ coi ly hôn như tận thế của bà mẹ. Bà cảm thấy mình cần quyết tâm ngăn cản vụ ly hôn này đến cùng.]

“Thôi đi.” – Tống Ba có tí bực bội, mở miệng. Ông ta đã hứa với ông anh của Uông Lệ Hồng là hôm nay sẽ lôi Khương Thục Quyên đi lĩnh giấy chứng nhận ly hôn*, không lấy đâu ra nhiều thời gian lãng phí với Khương Thục Phân.

“Nếu chị thương con em gái này thật, thì sớm nên cho cô ta ly hôn với tôi. Tôi cũng chả hiểu, chị sao cứ đang tâm nhìn tôi năm lần bảy lượt đánh cô ta, sau đó lại năm lần bảy lượt xin cô ta tha thứ. Có đôi khi tôi nghi ngờ, không biết chị thương xót em gái chị thật hay chỉ thương xót cái tiếng tốt của chính bản thân chị.” (more…)

Vì tốt cho mày 14

Trích dịch từ tác phẩm “Tao là vai ác” của Đả Tự Cơ N Hào (Trung Quốc)

Khi thân chủ còn rất nhỏ, cậu ta đã đi học đủ các lớp học thêm theo sự sắp đặt của bố mẹ. Lần nào cũng vậy, chỉ cần không xếp thứ nhất, cậu ta chắc chắn sẽ bị bố mẹ mắng mỏ không nương nhẹ.

Trong gia đình này không hề tồn tại khái niệm “khích lệ”. Với cha mẹ thân chủ, đứa con trai này là tác phẩm vĩ đại của họ, là công cụ thực hiện những ước vọng chưa thành của chính họ. Cậu ta cần phải làm xuất sắc nhất, nếu không coi như bỏ đi. Từ góc nhìn của họ, đe mắng con như vậy là chuyện hết sức bình thường. Không biết đến khi chính họ phải nếm trải những thứ (lý lẽ) này, họ còn cảm thấy những lời ấy đúng đắn hợp lý nữa hay không.

“Mày nhắc lại cho bố mày nghe lần nữa. Tao làm mày mất mặt. Tao cho mày mất mặt thế nào? Không có tao và mẹ mày đẻ ra mày, nuôi mày lớn, giờ mày có đứng đây được không?” – Yến Duyên Quân giận run người. Thế này mà gọi là lời con nên nói với bố ư? (more…)